Thông tin nội bộ
Sinh nhật Phạm Tiến Đạt ngày 30/11 (7 ngày nữa)
Thống kê truy cập
Số người đang trực tuyến: 5
Trong đó có 0 thành viên .
Tổng số truy cập 8620119
Chuyên mục: » NGHIÊN CỨU KHOA HỌC » Đề tài KHCN »
Đăng ngày 22/2/2009 Cập nhật lúc 07:10:25 ngày 26/10/2017

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngành Khí tượng, Thuỷ văn và Hải dương học thuộc khoa Địa lý - Địa chất có truyền thống đào tạo từ năm 1966. Năm 1967, thành lập Bộ môn Khí tượng - Hải dương, đến năm 1970 tách ra thành hai bộ môn Vật lý khí quyển và Vật lý thuỷ quyển, tổ chức đào tạo liên tục hệ đại học chính quy 4-5 năm. Năm 1984 thành lập Bộ môn Thuỷ văn. Năm 1995, Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học được tách ra từ khoa Địa lý - Địa chất, trực thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

     

KHOA KHÍ TƯỢNGTHỦY VĂN & HẢI DƯƠNG HỌC

Điện thoại: (04) 38584943; Fax : (04) 35582129; E-mail:vp02@vnu.edu.vn

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG

Được thành lập từ năm 1966, Khoa Địa lý - Địa chất là một trong những đơn vị đào tạo đại học và sau đại học có uy tín nhất trong cả nước. Ngay từ khi được tách ra từ Khoa Địa lý – Địa chất ngày 23 tháng 10 năm 1995, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học đã liên tục được mở rộng và đổi mới, các chuyên ngành đào tạo và các đề tài nghiên cứu khoa học thích ứng với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội đất nước. So với ngày đầu tách khoa chỉ có 3 bộ môn và hơn hai chục cán bộ, hiện nay, Khoa KTTV & HDHcó 4 đơn vị với tổng số 35 cán bộ. Trong số đó có 28 giảng viên (3 giáo sư, 9 phó giáo sư, 6 tiến sĩ), 5 nghiên cứu viên và 2 nhân viên hành chính. Các cán bộ này làm việc trong các bộ môn, đảm nhiệm đào tạo 3 ngành đào tạo đại học, 3 chuyên ngành cao học và 3 chuyên ngành tiến sỹ.Khoa KTTV & HDHở Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN là trung tâm đào tạo các ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học cơ bản bậc cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ về Khí tượng và Khí hậu học, Thủy văn, Hải dương học và Công nghệ biển. Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đào tạo cho đất nước một lượng đông đảo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có trình độ và giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan khác nhau. Trong số đó, nhiều người đã trở thành các GS, PGS, và TS xứng đáng là các nhà khoa học có uy tín.

Hàng năm, Khoa KTTV & HDH cung cấp cho xã hội khoảng 100 - 150 cử nhân thuộc 3 ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học hệ chính quy. Khoa cũng chú trọng đặc biệt đến đào tạo sau đại học. Hàng năm khoa tuyển được khoảng 30 học viên cao học và 5 nghiên cứu sinh.

Trong nhiều năm qua Khoa KTTV & HDHđã được Nhà nước, các cấp, các ngành giao cho chủ trì triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Khoảng 15 năm gần đây, hàng năm Khoa KTTV & HDH đã và đang chủ trì thực hiện 7 - 9 đề tài cấp Nhà nước, 3- 5 đề tài cấp Bộ, Tỉnh và ĐHQGHN, 2-4 đề tài cấp cơ sở với tổng kinh phí mỗi năm khoảng trên 10 tỷ đồng. Mặc dù số lượng cán bộ còn thấp nhưng hàng năm Khoa KTTV & HDH công bố trung bình 70 bài báo trên các tạp chí quốc tế và trong nước, khoảng 20 báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học quốc tế và trong nước. Khoa KTTV & HDH đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong nước và quốc tế (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Úc…). Hàng năm, Khoa có 1-3 đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác với nước ngoài.

Sứ mạng: Đào tạo đại học và sau đại học về khí tượng, thủy văn và hải dương học đạt chất lượng cao có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước; Nghiên cứu khoa học cơ bản đỉnh cao, nghiên cứu định hướng ứng dụng hiệu quả.

Tầm nhìn: Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu khí tượng, thủy văn và hải dương học có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Triết lý giáo dục: Khoa KTTV&HDH xây dựng một triết lý giáo dục hướng tới các sinh viên có định hướng khoa học và xã hội đa dạng, bao gồm: đạo đức và giáo dục; nghiên cứu đột phá và giáo dục; chương trình đào tạo quốc tế và toàn cầu trong giáo dục. Triết lý nhất quán này được phát triển phù hợp với nhiệm vụ chiến lượccủa Việt Nam: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu phát triển và chuyển giao trí thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.” Giá trị cốt lõi trong triết lý giáo dục của Khoa được thể hiện đầy đủ trong chương trình đào tạo với tiêu chí: "Chất lượng xuất sắc; Đổi mới và sáng tạo; Trách nhiệm xã hội cao; Hợp tác và thân thiện”. Triết lý giáo dục của Khoa được phát triển và hình thành trên cơ sở khẩu hiệu hành động chung của Đại học Khoa học Tư nhiên: “Sáng tạo, tiên phong, trách nhiệm xã hội”, bao gồm các nội dung: (1) Các khoá học được xây dựng với các tiêu chí và mục tiêu cụ thể để đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của xã hội; (2) Khuyến khích sinh viên tự xây dựng chương trình học tập, tìm hiểu đa dạng các môn khoa học, và tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khác nhau; (3) Sinh viên là trọng tâm trong tất cả các hoạt động học tập và giảng dạy; (4) Chất lượng giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động; (5) Tạo ra môi trường học tập thu hút, hấp dẫn, và thúc đẩy cho sinh viên; (6) Kỹ năng giảng dạyhướng đến nâng cao vai trò chủ động của sinh viên trong lớp học; (7) Đội ngũ giảng viên và cán bộ xuất sắc gắn kết với sinh viên trong môi trường học tập; (8) Độc lập, sáng tạo, và khả năng lãnh đạo được khuyến khích tối đa trong nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Cơ cấu tổ chức: Trưởng Khoa: PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn (phụ trách chung và phụ trách tài chính, cơ sở vật chất, quản lý nhân lực); Các Phó Trưởng Khoa: PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn (phụ trách Khoa học và Công nghệ), PGS.TS. Trần Ngọc Anh (phụ trách công tác sau đại học, kiểm định và đảm bảo chất lượng, đối ngoại) và PGS.TS. Vũ Thanh Hằng (Phụ trách Đào tạo đại học và công tác sinh viên).

Phân chia các Bộ môn: Bộ môn Khí tượng và Biến đổi khí hậu, Bộ môn Thủy văn và Tài nguyên nước, Bộ môn Khoa học và Công nghệ biển, Tổ Nghiệp vụ - Văn phòng. Ngoài ra, Khoa KTTV & HDH còn có các phòng thí nghiệm phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học, bao gồm Phòng thí nghiệm Dự báo thời tiết và Khí hậu, Phòng Máy tính hiệu năng cao.

Các lĩnh vực nghiên cứu chính: Khí tượng và Khí hậu học, Biến đổi khí hậu, Thủy văn học, Quản lý tài nguyên nước, Hải dương học, Hải dương học nghề cá, Công trình và kỹ thuật biển ...

PHẦN II. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGÀNH KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN, HẢI DƯƠNG HỌC

Công nghệ biển là lĩnh vực ứng dụng các kiến thức khoa học về môi trường biển và những nguyên lý công nghệ: kỹ thuật xây dựng, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật, v.v... trong phân tích, thiết kế, xây dựng, khai thác và quản lý các hệ thống hoạt động trong môi trường biển và ven bờ. Việt Nam có 28 tỉnh và thành phố tiếp giáp với biển với nhiều công trình, dự án liên quan đến biển, đến cửa sông, nhiều đô thị, khu công nghiệp, công trình, làng nghề ven biển, các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải thủy... cùng các hoạt động kinh tế-xã hội khác liên quan đến biển đang diễn ra hết sức sôi động.

Hiện nay, trước tình hình phát triển kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, nhu cầu về nghiên cứu và nhân lực ngành khí tượng thủy văn đang đứng trước nhứng cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu đã được Chính phủ thông qua và duyệt triển khai với ngân sách lớn nhằm cải tạo điều kiện làm việc và đầu tư nghiên cứu. Chiến lược phát triển Kinh tế biển đã được đề cập trong các Hội nghị Trung ương với gói ngân sách đầu tư nghiên cứu gần 3000 tỷ. Vấn đề Phòng chống thiên tai bão lụt là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng  quan tâm và đầu tư lớn. Ngoài ra còn coa các Chương trình Nước sạch nông thôn và Quy hoạch tài nguyên nước và Kiểm soát môi trường Năng lượng sạch (Thủy điện, Phong điện,...). Đó là cơ hội và thách thức đối với ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương.

PHẦN III. CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN

Sinh viên các ngành Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học có nhiều cơ hội tìm việc làm ở các Cơ quan trung ương và địa phương, như Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Cao không Trung ương, Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn, Các Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực), Tổng cục Biển và Hải đảo, Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, các Trường Đại học và Cao đẳng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân, Bộ Tư lệnh Hải quân, Viện Quy hoạch thủy lợi, Các công ty khảo sát điện, Viện thiết kế Bộ Giao thông vận tải, Viện Hải dương học, Viện nghiên cứu Hải sản,  các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Dự án quốc tế …  Nhu cầu hàng năm ước tính khoảng 300 người trên toàn quốc.

Nhu cầu nhân lực về Công nghệ biển bậc đại học và sau đại học ở nước ta hàng năm không dưới 100 người. Các chuyên gia khoa học và công nghệ biển vừa có khả năng triển khai nghiên cứu khoa học bao gồm các khoa học cơ bản của hải dương học và công nghệ biển cũng như các khoa học ứng dụng của công nghệ biển trong các ngành công nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bảo vệ môi trường biển v.v... Như vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ biển sẽ có nhiều lựa chọn. Với những kiết thức cốt lõi của khoa học và công nghệ biển ứng dụng, cử nhân công nghệ biển có thể làm việc trực tiếp như một chuyên gia tư vấn, thiết kế, giám sát và quản lý trong từng lĩnh vực khoa học và công nghệ biển theo các chuyên ngành đào tạo: công nghệ bờ biển, công nghệ biển khơi, công nghệ môi trường biển, v.v...

Ngoài ra, với trình độ Toán – Tin được đào tạo, sau khi tốt nghiệp sinh viên còn có thể làm việc tại các Trung tâm Tin học của các Cơ quan, Cơ sở, Công ty có nhu cầu ứng dụng nhiều về Công nghệ Thông tin. Những sinh viên xuất sắc và giỏi có thể được chuyển tiếp làm Nghiên cứu sinh hoặc Cao học và có thể có cơ hội được đi đào tạo ở nước ngoài.

Từ  kỳ tuyển sinh năm 2009, sinh viên vào ngành KTTV&HDH còn có cơ hội học hai bằng: Khí tượng, Thủy văn, Hải dương và Công nghệ Thông tin theo Chương trình liên kết 4+1 của Trường ĐHKHTN và ĐHCN thuộc ĐHQGHN.  

(ThS. NCV. Lê Thị Hồng Vân)
  Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội
334 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-4-38584943