Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
+ Tiếng Việt: Thuỷ văn học
+ Tiếng Anh: Hydrology
+ Tiếng Việt: Thuỷ văn học
+ Tiếng Anh: Hydrology
+ Tiếng Việt: Tiến sỹ Thuỷ văn học
+ Tiếng Anh: Ph.D of Hydrology
Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển
Điều kiện văn bằng
- Người có bằng thạc sỹ đúng chuyên ngành Thuỷ văn:
- Đối với người có bằng tốt nghiệp thạc sỹ gần với chuyên ngành Thuỷ văn như Thuỷ lợi, Mỏ-Địa chất, Các Khoa học Trái đất (Địa lý, Khí tượng, Hải dương, Môi trường...): Phải học và thi một số môn bổ sung và chuyển đổi trước khi thi tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đối với những người tốt nghiệp Cao học đúng chuyên ngành xuất sắc, được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh: Phải bảo vệ đề cương nghiên cứu
Thâm niên công tác:
-Theo quy định của Bộ Giáo dục&Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thi môn cơ bản: Toán cao cấp I.
- Thi môn cơ sở: Thuỷ văn đại cương.
- Thi môn chuyên ngành: Tính toán thuỷ văn
- Thi Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung trình độ C.
- Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
Khung chương trình đào tạo
- Về kiến thức: Giúp cho nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, hoàn chỉnh và có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành thủy văn học hiện đại và Việt Nam
- Về kỹ năng: Nghiên cứu sinh có thể giải quyết trọn vẹn một vấn đề trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy; có thể vận dụng tổng hợp và xây dựng các mô hình-công nghệ phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
-Về năng lực: Bảo đảm cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có khả năng giải quyết những vấn đề khoa học - công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên môn.
-Về nghiên cứu: Các hướng nghiên cứu chính:
+ Quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống nguồn nước.
+ Phân tích và xây dựng mô hình dự báo các hiện tượng thủy văn nguy hiểm.
+ Phân tích và mô hình hóa quá trình dòng chảy sườn dốc.
+ Phân tích và xây dựng mô hình diễn biến lòng sông.
- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sỹ đúng chuyên ngành (hoặc gần):
+ Ngoại ngữ chuyên ngành:
+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sỹ: 6 tín chỉ theo 3 chuyên đề (lựa chọn trong số các chuyên đề của khung chương trình đào tạo tiến sỹ)
+ Luận án: 45 tc. Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có đóng góp mới Phải hoàn thành và bảo vệ luận án tiến sỹ.
- Đối với người có bằng thạc sỹ thuộc chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sỹ
+ Kiến thức bổ sung: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Ngoại ngữ chuyên ngành:
+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sỹ: 6 tín chỉ theo 3 chuyên đề (lựa chọn trong số các chuyên đề của khung chương trình đào tạo tiến sỹ)
+ Luận án: 45 tc. Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có đóng góp mới. Phải hoàn thành và bảo vệ luận án tiến sỹ.
- Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sỹ
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 90, trong đó:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 28 tín chỉ
*Bắt buộc: 20 tín chỉ
*Lựa chọn: 8
+ Ngoại ngữ chuyên ngành:
+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sỹ: 6 tín chỉ theo 3 chuyên đề (lựa chọn trong số các chuyên đề của khung chương trình đào tạo tiến sỹ)
+ Luận án: 45 tc. Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có đóng góp mới. Phải hoàn thành và bảo vệ luận án tiến sỹ.
Nội dung chi tiết của CTĐT có thể xem tại đây (download)