Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Hải dương học
+ Tiếng Anh: Oceanography
+ Tiếng Việt: Hải dương học
+ Tiếng Anh: Oceanography
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ Hải dương học
+ Tiếng Anh: Master in Oceanography
Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển
Điều kiện về văn bằng:
Các đối tượng không phải học chuyển đổi:
- Các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành của Hải dương học.
- Các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Công nghệ biển, Cơ kỹ thuật biển, Kỹ thuật bờ biển.
Các đối tượng phải học chuyển đổi:
Các cử nhân (hoặc kỹ sư) và thạc sỹ các ngành khoa học khác, như Khoa học Trái Đất và Môi trường, Hóa học phân tích, Cơ học chất lỏng và tương đương. Khối lượng kiến thức phải học chuyển đổi theo quy định hiện hành của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thâm niên công tác:
Thâm niên công tác của thí sinh phụ thuộc vào kết quả tốt nghiệp đại học và các yêu cầu khác theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
1- Môn ngoại ngữ trình độ B: Một trong 5 thứ tiếng theo quy định
2- Môn cơ bản: Toán cao cấp 1
3- Môn cơ sở: Hải dương học
Đào tạo Thạc sỹ ngành Hải dương học có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu tư duy độc lập cao trong tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu triển khai tại các cơ sở nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ biển và giảng dạy tại các các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực biển.
-Về kiến thức:
Học viên được trang bị những kiến thức nâng cao, các kiến thức bổ sung theo các chuyên ngành và kiến thức cập nhật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ biển.
- Về kỹ năng:
Trang bị các kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá và lựa chọn các giải pháp khoa học đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và biết tổ chức triển khai giải quyết chúng.
- Về năng lực:
Học xong chương trình học viên có khả năng chủ động làm việc theo chuyên ngành lựa chọn, có thể đảm nhận các vị trí yêu cầu tính độc lập cao, tính tổ chức chặt chẽ trong các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực biển.
- Về nghiên cứu:
Các hướng nghiên cứu chủ yếu bao gồm:
· Thủy thạch động lực học biển: nghiên cứu các quá trình hải dương học cơ bản: vật lý, thủy văn, động lực, khí tượng-khí hậu, địa chất và địa mạo biển, tương tác biển-khí quyển và đất liền.
· Hóa học biển: Nghiên cứu các chu trình địa-sinh-hóa học liên quan đến hình thành và biến đổi của thành phần hóa học của nước biển, của trầm tích biển, chú trọng các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường biển, thoái hóa hệ sinh thái biển, các tai biến hóa học môi trường biển, v.v..
· Tài nguyên và môi trường biển: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiện trạng, khả năng khai thác, quản lý, bảo vệ và tái tạo các nguồn tài nguyên biển và môi trường biển: tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, tài nguyên năng lượng, tài nguyên du lịch, v.v...
Tổng số tín chỉ (tc) phải tích luỹ: 54 tín chỉ
trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 28 tín chỉ
+ Bắt buộc: 22 tín chỉ
+ Lựa chọn 6 tín chỉ /15 tín chỉ
- Luận văn: 15 tín chỉ